Kỹ thuật làm chuồng úm đà điểu con

Đà điểu con cũng như các loại gia càm khác, khi mới nở thân nhiệt của chúng rấ thấp, túi lòng đỏ chưa tiêu hết, sức đề kháng thấp nên dễ bị các loại vi rút, vi khuẩn tấn công. Vậy nên đa số đà điểu con bị chết là sau khi nở khoảng 2 tuần.

Xây dựng chuồng úm đúng tiêu chuẩn sẽ đảm bảo nhiệt độ bên trong chuồng úm luôn duy trì trong phạm vi cho phép 30-33 độ C, nền chuồng cao ráo sạch sẽ, thoáng khí và không bị gió lùa.

Sau đây các kỹ thuật viên tại trung tâm đà điểu giống Thu Minh sẽ chia sẻ bí quyết xây dựng chuồng úm đà điểu đúng quy cách.

1. Chọn hướng chuồng úm đà điểu con

Bà con nên xây chuồng úm đà điểu con theo hướng Đông – Tây hoặc hướng Nam để đảm bảo ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Ngoài ra khu vực đặt chuồng úm nên cách xa nơi công cộng, cách xa đường xe chạy, cách xa nơi nuôi gia súc, gia cầm khác và đảm bảo thoát nước tốt, nền chuồng cao ráo sạch sẽ.

2. Mô hình chuồng úm

Kết cấu chuồng trại: Có nhiều kiểu chuồng trại khác nhau: Hình tròn, hình bát giác…vv. Nhưng kiểu cài răng lược là phù hợp hơn cả, kiểu này sẽ tiết kiệm được thời gian đi lại chăm sóc của công nhân cũng như tiết kiệm đựơc vật tư và hướng của chuồng sẽ đồng nhất.

Chuồng gồm 2 phần, phần có mái che và sân chơi, tuỳ theo tình hình địa thế và mức độ chăn nuôi mà có kích thước khác nhau.(dưới đây là sơ đồ chuồng kiểu cài răng lược)

Phần mái che xây kín, mái lợp tôn hoặc vật liệu tương tự, nên làm mái 2 lớp tạo khe hở 2 bên đỉnh mái để gió có thể lưu thông, trong chuồng có cửa mở ra sân chơi và cửa ra hành lang. Hàng rào bảo vệ bằng lưới B40, chiều cao của lưới từ  0.5-1.2m, tuỳ theo lứa tuổi đà điểu.

Mô hình chuồng úm đà điểu con theo hình răng lược giúp quá trình chăm sóc dễ dàng, tiết kiệm diện tích

Mô hình chuồng úm đà điểu con

3. Sân chơi cho đà điểu con

Sân chơi tốt nhất là đất nền tự nhiên hoặc đất cát đã được nhặt sạch các dị vật như mảnh thuỷ tinh, gạch ngói, mảnh kim loại, bao nilông…. Nếu là nền đất  cứng thì cần phủ lên trên một lớp cát mỏng, sân chơi phải thoát nước tốt, xung quanh có cây bóng mát và chiều dài đủ để đà điểu vận động theo bản năng của chúng, chiều dài tối thiểu của chuồng là 6m với đà điểu 1-2 tháng tuổi và 15m với đà điểu 3 tháng tuổi.

4. Xây dựng lò đốt tạo nhiệt

Bà con chú ý, lò đốt tạo nhiệt và chuồng úm phải tách rời nhau, tránh khói từ lò tạo nhiệt tác động đến đà điểu con làm đà điểu con chậm lớn, ngộ độc và chết.
Xây dựng lò tạo nhiệt để tận dụng nhiệt độ từ phản ứng cháy của củi, chấu, lá khô để điều chỉnh nhiệt độ trong phòng úm đà điểu con

Khu vực xây lò tạo nhiệt cho chuồng úm đà điểu con

Bà con nên xây lò úm đà điểu con theo kích thước: Dài 80cm, rộng 60cm, cao 50cm. Hơn nữa bà con chú ý cửa lò cần thấp hơn cửa dẫn nhiệt để khói không bay ngược lại phần cửa lò.

Bề mặt phía trên của lò úm nên có lỗ 20x20cm để cho chấu hoặc lá khô một cách dễ dàng

Lỗ cho chấu, lá khô

Lắp phía trên của lò úm khoét lỗ tiếp thêm chấu, lá khô, củi

5. Thiết kế sàn nuôi úm

Để nhiệt lượng từ lò úm chạy qua sàn nuôi úm bà con thiết kế như sau:

Mặt sàn lò úm đà diểu con

Mặt sàn lò úm dẫn nhiệt

Tốt nhất phía dưới mặt sàn bà con xếp gạch theo các đường dẫn khói để khói từ lò úm chạy đều xung quanh phía dưới của sàn úm, giúp nhiệt tỏa đều trên bề mặt sàn. Bà con có thể xếp gạch theo hình dưới dây.

dong-khoi-duoi-mat-san-lo-um

Cách xếp gạch để dẫn khói từ lò úm chạy đều xung quang chuồng úm

– Để đổ mặt sàn lò úm, bà con dùng ngói móc xếp lên phía trên của lớp gạch xếp rỗng, sau đó dùng vữa bịt lại những lỗ hổng, tiếp tục đổ một lớp cát khoảng 5cm, xếp tiếp 1 lớp ngói móc cho cứng vững sau đó dùng vữa xi măng láng một lớp ở phía trên mặt sàn cho đều.